Pháp Nhãn tông

Pháp Nhãn tông (zh. fǎyǎn-zōng 法眼宗, ja. hōgen-shū) là một trường phái của Thiền tông Trung Quốc, được xếp vào Ngũ gia thất tông (五家七宗). Tông này bắt nguồn từ Thiền sư Huyền Sa Sư Bị, nối pháp Tuyết Phong Nghĩa Tồn và ban đầu cũng được gọi là Huyền Sa tông. Sau đó pháp tôn của thiền sư Huyền Sa Sư Bị là Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích – làm cho tông phong vang dội khắp nơi và vì thế, tông này được gọi là tông Pháp Nhãn [cần dẫn nguồn].. Cơ sở hoằng pháp của Pháp Nhãn Tông là tại Thanh Lương Viện (清涼院), Thiền Sư Pháp Nhãn có hơn 63 đệ tử đắc đạo như Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶), Bách Trượng Đạo Hằng (百丈道恆), Quy Tông Nghĩa Nhu (歸宗義柔), Báo Ân Pháp An (報恩法安), v.v. cùng nhau hoằng pháp truyền bá tông phong chủ yếu ở tại 2 tỉnh Phúc Kiến (福建) và Triết Giang (浙江) là các cứ điểm chính của Tông này.Bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, 30 quyển) do thiền sư Vĩnh An Đạo Nguyên (永安道原), biên tập là tác phẩm thâu lục rất nhiều Trước Ngữ đối với Cổ Tắc của các nhân vật trong Pháp Nhãn Tông, được xem như là một trong những đặc sắc của tông phái nàyHơn nữa, đệ tử của Thiền sư Pháp Nhãn là Quốc Sư Thiên Thai Đức Thiều đã chủ trương và tiến hành dung hợp giáo lý của Thiên Thai và Thiền Tông. Và đệ tử của Quốc Sư Đức Thiều là Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (永明延壽) thì nhắm mục đích nhất trí giữa Thiền với tư tưởng Tịnh Độ, rồi trước tác bộ Tông Kính Lục (宗鏡錄, 100 quyển) để hệ thống hóa các tông phái. Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ được tôn xưng là tổ thứ 6 của Tịnh Độ TôngBan đầu tông Pháp Nhãn vốn phát triển mạnh ở trung tâm vùng Giang Nam (江南), đến thời Bắc Tống, Pháp Nhãn Tông đã dung hợp với Vân Môn Tông (雲門宗), rồi sớm điêu tàn và những đặc sắc của tông phái này dần dần được môn nhân của Vân Môn Tông cũng như Lâm Tế Tông kế thừa. Tông này hưng thịnh ba đời nhưng tàn lụi sau đời thứ năm.